Tin tức - Sự kiện
Banner image
CÙNG BRAINY TÌM HIỂU VỀ HỆ HÔ HẤP CỦA TRẺ MẦM NON - GIÚP BA MẸ CHĂM SÓC CON YÊU TỐT HƠN
image

Cũng giống như người lớn, bộ máy hô hấp của bé cũng bao gồm từ mũi, họng đến thanh quản, khí quản, phế quản, phổi, màng phổi với các đặc điểm giải phẫu và sinh lý riêng. Tìm hiểu về hệ hô hấp là cách tốt nhất giúp Ba Mẹ phòng ngừa các chứng bệnh, bảo vệ con yêu.

Hệ hô hấp của trẻ mầm non ra sao?

1. Mũi - Khứu giác

Ở trẻ nhỏ, mũi tương đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp. Vì thế, việc hô hấp bằng đường mũi còn nhiều hạn chế.

Niêm mạc mũi mỏng, mịn, chức năng hàng rào của niêm mạc mũi còn yếu vì thế trẻ dễ bị viêm nhiễm mũi, họng.

2. Họng

Họng là đường thông chung giữa đường ăn và đường thở, đồng thời đây cũng là cửa ngõ của không khí, thức ăn và nước uống.

Tuy nhiên, họng cũng là nơi thuận lợi cho các yếu tố ngoại lai, virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

3. Phổi

Phổi trẻ em lớn dần theo độ tuổi. Từ sơ sinh đến 8 tuổi, phổi phát triển chủ yếu bằng cách tăng số lượng phế nang. Từ 8 tuổi trở đi, chủ yếu do sự tăng kích thước của phế nang.

Đặc điểm của phổi trẻ em là có nhiều mạch máu, nhiều cơ trơn, ít tổ chức đàn hồi, các cơ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh vì thế lồng ngực di động kém. Vì vậy phổi của trẻ dễ bị xuất huyết, xẹp phổi, khí phế thủng.

4. Thanh, khí, phế quản

Đặc điểm chung của 3 cơ quan này đó là lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu.

Vì thế, trẻ dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, niêm mạc thanh – khí – phế quản dễ bị phù nề, xuất tiết và biến dạng trong quá trình bệnh lý.

5. Màng phổi

Màng phổi ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất mỏng, dễ bị giãn khi tràn dịch, tràn khí màng phổi.

Quá trình trao đổi khí ở phổi của trẻ thường mạnh hơn ở người lớn. Do hấp thu dưỡng khí nhiều, trẻ dễ bị viêm hô hấp hơn người lớn.

Những việc đơn giản nhưng bảo vệ tốt cho hệ hô hấp con yêu ba mẹ nên biết.

Chỉ với những cách vô cùng đơn giản mà #BKA gợi ý dưới đây sẽ giúp Ba Mẹ bảo vệ con yêu trước những vấn đề về sức khỏe, cùng áp dụng thử nhé!

  • Đeo khẩu trang thường xuyên khi đi ra ngoài, chỗ công cộng, nơi có không khí lạnh,…
  • Vệ sinh nhà cửa, không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.
  • Tránh cho con đến khu vực có mùi hôi, ô nhiễm, khói bụi, hoá chất,…
  • Thường xuyên rửa tay cho con, hạn chế để con ngoáy mũi, mút ngón tay, cho tay vào miệng,…
  • Súc miệng, xông mũi,… cho con bằng nước ấm, nước muối sinh lý hoặc tinh dầu thiên nhiên.
  • Cả nhà có thể cùng nhau tập hít thở theo phương pháp khoa học để tốt cho hệ hô hấp.
  • Cẩn thận với lông thú cưng, vật nuôi trong nhà như chó, mèo,…
  • Cho bé mặc ấm, hạn chế tắm lâu ngâm nước, vệ sinh tai thường xuyên.
  • Ba Mẹ đừng quên kiểm tra sức khoẻ định kỳ về Tai - Mũi - Họng, Phổi cho con nữa nhé!

Vậy là chỉ một xíu việc nho nhỏ là đã có thể bảo vệ bé yêu của chúng ta trước diễn biến thất thường của thời tiết rồi, Quý Phụ huynh nhỉ?

Qua bài viết này, Brainy Kids Academy hy vọng Quý Phụ huynh đã hiểu được phần nào đặc điểm về hệ hô hấp nhạy cảm của con yêu, từ đó biết cách phòng tránh và bảo vệ sức khoẻ cho con một cách toàn diện nhất.

Ba Mẹ nhớ chú ý đến sức khoẻ con yêu nhiều hơn, để con luôn khoẻ mạnh cho đến ngày Đại gia đình Học viện Mầm non Trí Tuệ chúng ta gặp lại nhau Quý Phụ huynh nhé!

Học viện Mầm non Trí tuệ chúc cho Quý Phụ huynh và các bé sức khoẻ dồi dào và đừng quên đón chờ những chia sẻ tiếp theo của Brainy Kids Academy nhé!